Biến tần 1 pha là gì? Ứng dụng trong công nghiệp

Với những bạn sản xuất công nghiệp chắc hẳn không còn xa lạ với biến tần 1 pha. Thiết bị này có ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp và được người dùng đánh giá cao.

Vì thế trong bài viết này, Thanh Thiên Phú sẽ chia sẻ chi tiết về ứng dụng của thiết bị, hãy cùng tham khảo.

Tìm hiểu biến tần 1 pha là gì?

Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về biến tần 1 pha. Vậy thiết bị này là gì, có cấu tạo như thế nào?

Biến tần 1 pha là thiết bị điều khiển tốc độ và mô men xoắn của động cơ 3 pha bằng cách thay đổi tần số dòng điện. Bằng cách này, sẽ hỗ trợ giúp quá trình làm việc đạt hiệu quả tốt hơn.

Biến tần 1 pha là gì?
Biến tần 1 pha là gì?

Về cơ bản, biến tần động cơ 1 pha sử dụng nguồn điện 220V và vận hành trên nguyên lý PWM để điều chỉnh điện áp. Mặc dù, vận hành đơn giản nhưng hiệu quả mà thiết bị đem lại được đánh giá rất cao.

Cấu tạo của biến tần 1 pha

Thiết bị biến tần động cơ 1 pha được cấu tạo chính bởi các bộ phận như sau:

Bộ nguồn: Là nơi cung cấp nguồn điện cho máy biến tần hoạt động. Trong bộ nguồn gồm có bộ lọc EMI có tác dụng nhiễu điện từ, bộ chỉnh lưu để chuyển dòng xoay chiều thành 1 chiều và bộ tụ điện lưu trữ năng lượng.

Bộ xử lý: Bộ phận có chức năng xử lý tín hiệu điều khiển từ bàn phím hoặc thiết bị ngoại vi khác.

Bộ phận chuyển đổi: Bộ phận có tác dụng chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành dòng điện xoay chiều có thể thay đổi tần số và pha.

Bộ phản hồi: Có chức năng trong việc đo đạc và gửi thông số của động cơ vận hành cho bộ xử lý tiếp nhận.

Cấu tạo biến tần 1 pha
Cấu tạo biến tần 1 pha

Xem thêm danh mục bán chạy: Biến tần Siemens

Nguyên lý vận hành của biến tần 1 pha

Bạn có thể hiểu nguyên lý vận hành của thiết bị biến tần động cơ pha theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên bộ nguồn sẽ chuyển dòng điện xoay chiều 1 pha điện áp 220V thành điện 1 chiều khoảng 310V.

Bước 2: Tiếp đến bộ xử lý sẽ tiến hành tạo ra các xung PWM chuyển đổi dòng 1 chiều thành dòng điện xoay chiều 3 pha có khả năng thay đổi tần số. Đồng thời đây cũng là dòng điện giúp cho động cơ quay.

Bước 4: Cuối cùng bộ phản hồi sẽ gửi thông tin động cơ về bộ xử lý. Trên cơ sở này, bộ xử lý sẽ điều chỉnh lại các xung PWM để duy trì tốc độ cũng như áp suất và mô men xoắn của động cơ đáp ứng nhu cầu làm việc.

Từ đó có thể thấy rằng nguyên lý vận hành của biến tần 1 pha là việc điều chỉnh tần số nguồn cấp hoặc điện áp đầu ra để điều chỉnh tốc độ động cơ. Đồng thời với sự hỗ trợ của mạch điện tử giúp quá trình tiến hành chính xác hơn.

Ứng dụng của biến tần 1 pha trong cuộc sống

Có thể nói, bằng việc hỗ trợ của biến tần 1 pha đã giúp quá trình hoạt động của động cơ ổn định hơn. Cụ thể, ứng dụng của biến tần động cơ 1 pha với doanh nghiệp như sau:
Điều khiển tốc độ máy móc: Biến tần động cơ 1 pha cung cấp khả năng điều chỉnh tốc độ má hiệu quả thông qua việc thay đổi tần số và pha dòng điện.

Điều khiển mô men xoắn động cơ: Ngoài ra, biến tần 1 pha còn có thể điều khiển mô men xoắn của động cơ chính xác nhờ thay đổi điện áp và tần số dòng điện.

Điều khiển áp suất: Các thiết bị như bơm, quạt, máy nén khí có thể điều chỉnh áp suất để nâng cao hiệu quả làm việc nhờ thay đổi tốc độ và mô men xoắn.

Ứng dụng biến tần 1 pha
Ứng dụng biến tần 1 pha

Như vậy, các bạn có thể thấy ứng dụng của biến tần 1 pha trong cuộc sống là vô cùng to lớn. Thông qua thiết bị giúp nâng cao hiệu suất làm việc đáng kể mà vẫn tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng biến tần 1 pha

Để quá trình sử dụng biến tần động cơ 1 pha đạt hiệu quả tốt nhất thì mọi người cần để tâm tới những vấn đề sau:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ về cách cài đặt và điều chỉnh biến tần.

Chọn lựa và lắp đặt loại biến tần 1 pha phù hợp với nhu cầu sử dụng để phát huy công suất tối đa.

Lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tại nơi thoáng mát, không tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ẩm mốc,…

Điều chỉnh tốc độ động cơ dựa trên nhu cầu thực tế, không nên duy trì hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài.

Thường xuyên kiểm tra thiết bị để đảm bảo máy vận hành ổn định, không gặp sự cố về điện áp, dòng điện,…

Tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt trong quá trình làm việc. Luôn ngắt nguồn điện sau khi hoàn tất công việc, tránh nguy cơ cháy nổ.

Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị định kỳ để đảm bảo các bộ phận vận hành trong trạng thái tốt nhất.

Kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên
Kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên

Tổng kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về thiết bị biến tần 1 pha. Cùng theo dõi Thanh Thiên Phú trong những bài viết ở kỳ tới để cập nhật thêm nhiều sản phẩm mới nhất.

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm sử dụng biến tần Siemens từ các kỹ sư thực tiễn

Biến tần Siemens đã và đang trở thành một trong những giải pháp điều khiển [...]

Xem tiếp
Ưu nhược điểm của biến tần Siemens trong sản xuất

Trong ngành công nghiệp hiện đại, biến tần Siemens đã khẳng định vị thế của [...]

Xem tiếp
Phân tích chi phí và lợi ích khi đầu tư vào biến tần Siemens

Khi doanh nghiệp đứng trước quyết định lựa chọn biến tần Siemens, một câu hỏi [...]

Xem tiếp
So sánh các dòng biến tần Siemens phổ biến hiện nay

Biến tần là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống điều khiển tự [...]

Xem tiếp
Xu hướng công nghệ biến tần trong tương lai

Biến tần là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành [...]

Xem tiếp

Sản phẩm nổi bật

4,950,000  Xem chi tiết
8,068,000  Xem chi tiết
4,068,000  Xem chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *