Lập trình HMI có khó không? Hướng dẫn chi tiết

HMI là một thiết bị có tính ứng dụng cao, được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Khi mua màn hình HMI về, việc đầu tiên chúng ta cần làm là lập trình HMI phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu bạn cũng đang mày mò tìm hiểu từ con số 0 thì bài viết dưới đây của Thanh Thiên Phú sẽ mang tới cho bạn góc nhìn tổng quát và đầy đủ về lập trình HMI nhé!

Lập trình HMI với các trang màn hình cơ bản

Mỗi chủ sở hữu sẽ có một nhu cầu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, lập trình HMI vẫn cần phải có những trang màn hình cơ bản để dễ dàng vận hành, thao tác. Các trang này gồm:

Trang chủ

Trang chủ HMI cũng giống như trên laptop hay PC, là trang chứa mô hình tổng quan của máy. Nó đưa đến cho người điều khiển các thông tin chính của máy, các nút điều khiển tự động, các thông số như reset lỗi, xóa sản phẩm, cài đặt sản phẩm,…

Màn hình cài đặt

Màn hình cài đặt gồm 3 loại thông số là thông số chạy, thông số cài đặt và thông số hệ thống. Trang này giúp chúng ta đưa ra các thay đổi trong quá trình vận hành hoặc thêm mới một yêu cầu nào đó. Tuy nhiên, màn hình cài đặt không dễ sử dụng và có chia ra thành các cấp độ, cần phải có chuyên gia về kỹ thuật thực sự am hiểu về máy mới điều khiển được.

Màn hình cài đặt lập trình HMI
Màn hình cài đặt lập trình HMI

Xem thêm danh mục bán chạy: Màn hình HMI Siemens

Màn hình báo lỗi và cảnh báo

Trang báo lỗi và cảnh báo bao gồm cảnh báo dự đoán về lỗi của máy, lỗi liên quan đến chất lượng sản phẩm hoặc lỗi do người dùng. Thông thường khi có lỗi thì màn hình HMI sẽ có chuông và đèn cảnh báo. Chúng sẽ hiển thị cho đến khi lỗi được xử lý.

Màn hình hướng dẫn

Việc xây dựng màn hình hướng dẫn là cần thiết để khắc phục lỗi phát sinh. Màn hình này thường gồm 4 cột Mã lỗi, Tên lỗi, Nguyên nhân và Cách khắc phục.

Màn hình I/O PLC

Vai trò của màn hình I/O PLC là hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa máy. Khi lập trình HMI, cần lưu ý lập trình màn I/O PLC với tên đầu vào đầu ra tương ứng đúng với bản vẽ nguyên lý.

Cách lập trình HMI cơ bản

Bất kỳ một thiết bị nào khi mới đưa vào sử dụng đều sẽ phải trải qua bước cài đặt – lập trình để phù hợp với hướng của người dùng. Màn hình HMI cũng vậy. Các khâu lập trình HMI cơ bản gồm:

Lựa chọn font chữ

Bạn nên chọn màu nền đơn giản, không quá màu sắc sẽ làm hạn chế quan sát trong khi sử dụng. Sử dụng font chữ quen thuộc như Time New Roman hoặc Arial, in hoa, kích thước cân đối. Các tác vụ cùng loại nên chọn cỡ chữ bằng nhau.

Chọn màu hiển thị phù hợp, dễ nhìn

Theo nghiên cứu, cứ 12 người lại có 1 người có vấn đề về màu sắc. Thị giác rất nhạy cảm với các màu thuộc nhóm màu gốc gồm xanh, xanh sáng và đỏ. Chính vì vậy, chọn màu sao cho cân đối là một bài toán quan trọng khi lập trình HMI. Các chuyên gia đã đưa ra một số quy chuẩn màu như sau:

  • Màu đỏ: phù hợp với những cảnh báo dừng lại, cấm, nguy hiểm;
  • Màu vàng: phù hợp với những cảnh báo thận trọng trong bước tiếp theo;
  • Màu xanh lá cây: cho thấy sự an toàn;
  • Màu xanh đậm: Thể hiện hành động bắt buộc.
Lựa chọn màu hiển thị
Lựa chọn màu hiển thị

Ngoài ra, các chuyên gia kỹ thuật cũng khuyên không nên sử dụng cả khối màu gốc lớn (ví dụ như màu đỏ) vì nó gây lưu màu lâu trên võng mạc, dẫn tới khó quan sát, nhìn lệch các màu khác trên màn hình. Các màu hợp làm nền gồm có xám, nâu và xanh nhạt. Chúng sẽ tạo ra độ tương phản tốt và làm nổi bật các màu ở nút lệnh như đỏ, vàng, trắng,…

Bố cục màn hình cân đối

Bố cục là một điều rất quan trọng giúp nhân viên vận hành nhìn rõ được các nút lệnh. Giống như khi đọc báo, người nhìn sẽ có thói quen đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đây sẽ là căn cứ để bạn sắp xếp các hạng mục quan trọng. Các nút cảnh báo nên đặt lên đầu trang, nút dữ liệu ở giữa. Thấp hơn là các nút điều khiển, logo công ty,…

Cách bố trí giữa các trang nên có sự tương đồng để tạo phản xạ sử dụng tốt hơn. Việc đảo lộn các nút giữa các trang sẽ dễ gây nhầm lẫn, hoặc tốn nhiều thời gian vận hành hơn cho người sử dụng.

Tổng Kết

Nhìn chung, việc lập trình HMI không quá khó. Nhưng để có được một HMI với giao diện đẹp, dễ thao tác, thì lại là một câu chuyện khác. Thông thường, các nhà bán lớn sẽ có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật am hiểu về HMI để tư vấn cũng như giúp khách hàng lập trình HMI chuẩn xác, thông minh. Bạn nên lựa chọn mua HMI ở những nơi uy tín và có dịch vụ đi kèm để dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh. Hãy theo dõi Thanh Thiên Phú để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bài viết liên quan

Cách kết nối HMI Weintek với máy tính đơn giản

HMI là thiết bị ra đời nhằm tự động hóa các khâu trong sản xuất, [...]

Xem tiếp
HMI Panasonic – Màn hình HMI hiện đại

Panasonic từ lâu đã được biết đến là thương hiệu điện tử với chất lượng [...]

Xem tiếp
HMI Schneider là gì? Những kiến thức cần biết

HMI là một thiết bị đã khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Ngày [...]

Xem tiếp
Đánh giá màn hình HMI Inovance IT7000 có tốt không?

Inovance là một trong những hãng sản xuất HMI uy tín, được ưa chuộng sử [...]

Xem tiếp
Tổng quan về HMI Components

HMI Components là một thuật ngữ đã được nhắc đến khá nhiều trong các bài [...]

Xem tiếp

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *