HMI Schneider là gì? Những kiến thức cần biết

HMI là một thiết bị đã khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Ngày càng nhiều hãng sản xuất hướng tới việc tạo ra những thế hệ HMI mới chất lượng hơn, tiện ích hơn. HMI Schneider với nhiều ưu điểm đã tạo được lòng tin và sự yêu thích của khách hàng tại nhiều quốc gia. Cùng Thanh Thiên Phú tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

HMI Schneider là gì?

HMI có tên gọi đầy đủ là “Human Machine Interface”, là một dạng màn hình dùng để giao tiếp giữa người và máy. Hiểu đơn giản, thì HMI giúp con người tự động hóa nhiều khâu trong vận hành, quản lý, bằng cách tạo ra một hệ thống lập trình phù hợp. Nhờ có HMI, hoạt động sản xuất trong công nghiệp hay việc cung cấp các dịch vụ tại trụ sở, trung tâm thương mại,… đã trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí hơn.

Schneider Electric là thương hiệu đến từ Pháp, có trụ sở chính được đặt tại Rueil-Malmaison ở Hauts-de-Seine. Schneider phát triển theo hướng tập đoàn đa quốc gia, vì vậy nên các sản phẩm có thể có xuất xứ từ nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, thậm chí là cả Việt Nam. Với độ phủ sóng trên 30 quốc gia, cùng nguồn nhân lực lên tới 20 nghìn người, Schneider tạo ra các mặt hàng đa dạng, chất lượng. Và HMI Schneider là một trong số đó.

Màn hình HMI Schneider là gì?
Màn hình HMI Schneider là gì?

Tính năng nổi bật của HMI Schneider

Thiết kế nhỏ gọn với độ dày tối đa chỉ 38mm, dễ dàng lắp đặt nhờ thiết kế móc chống rơi và ốc vít bố trí khoa học.

Cấu hình đơn giản, dễ sử dụng, có hỗ trợ bởi phần mềm Video Designer Basic và bộ điều khiển logic Modicon Easy M100/M200.

Độ bền cao, có khả năng thích nghi với môi trường công nghiệp khắc nghiệt, được thiết kế giảm lỗ thông hơi để chống nước và chống bụi, đồng thời trang bị lớp phủ PCBA để chống ẩm và sự ô nhiễm từ môi trường xung quanh.

Cho phép tạo và chỉnh sửa màn hình ứng dụng điều khiển cho các hệ thống tự động hóa cho bảng HMI Magelis và PC công nghiệp. Phù hợp để sử dụng cho cả những dữ liệu phức tạp.

Màn hình có độ phân giải cao, dải màu đa dạng, cho độ hiển thị sắc nét và chân thực, sinh động.

Tính năng nổi bật của HMI Schneider
Tính năng nổi bật của HMI Schneider

Phân loại HMI Schneider

Schneider sở hữu khối lượng màn hình HMI đa dạng, trong đó phải kể tới những cái tên như:

HMI Schneider GTO

Sản phẩm có tính năng nổi bật là tích hợp chức năng Dimming và đèn nền LED, giúp tiết kiệm điện tới mức tối đa, giảm chi phí cho đơn vị sử dụng. Màn hình của HMI GTO rộng 7 inch, cho không gian quan sát rộng rãi, cung cấp đồ họa nhiều hơn tới 40% so với bình thường. Sản phẩm có thể hoạt động trong môi trường nhiệt lên tới 55 độ C, có sẵn phần vỏ môi trường để chống lại sự xâm nhập của các chất hóa học và các loại dầu trong môi trường máy công cụ.

HMI Schneider GTU

Ưu điểm của dòng GTU này là khả năng kết nối mạng Wireless LAN với các điểm và các trạm theo dõi. GTU được trang bị loại màn hình thông minh đầu tiên có cảm ứng đa điện trở, giúp tăng cường khả năng giao tiếp với người vận hành, mang lại trải nghiệm mượt mà, trơn tru. Hiện nay, màn hình HMI GTU đang được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống nhà máy dệt, thức ăn, đóng gói, khai khoáng, đường ống cấp, thoát nước….

HMI Schneider STO

Màn hình HMI Schneider STO là loại nhỏ gọn, phù hợp lắp đặt điều khiển trên tủ điện. Tuy không mang lại không quan sát rộng, nhưng HMI STO lại dễ dàng lắp đặt hơn, và tiết kiệm nhiều chi phí cho các nhà máy. Sản phẩm có cấu hình phần mềm độc đáo, hỗ trợ cổng nối tiếp RJ45 RS485/232 đa phương tiện, cổng mini – USB, thẻ nhớ và bàn phím USB tiện lợi.

HMI Schneider STU

Màn hình HMI STU sở hữu màn hình được đánh giá cao về độ phân giải, với thông số TFT QVGA 3.5. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ người dùng công cụ gắn miễn phí, cổng Ethernet Ethernet 10/100 Base T. Sản phẩm có thể kết nối với các thiết bị khác thông qua cổng nối tiếp RJ45 RS485/232 đa phương tiện, cổng mini – USB, thẻ nhớ và bàn phím USB tiện lợi giống như dòng STO.

Màn hình HMI STU
Màn hình HMI STU

Xem thêm danh mục bán chạy: Màn hình HMI Siemens

Ứng dụng của HMI Schneider

Với những ưu điểm vượt trội, màn hình HMI của Schneider được ứng dụng khá rộng rãi trong các ngành dệt may như máy thổi và chải, máy quấn và xoắn, máy nhuộm. Ngành sản xuất bao bì như máy chiết rót, bao bì dọc và ngang, máy dán nhãn.  Các lĩnh vực chế tác công cụ như máy mài, máy cưa, máy in (dập và gấp), máy ép đùn,…

Ngoài ra, tại các tòa nhà lớn, HMI cũng được sử dụng để tăng cường quản lý, giám sát, vận hành tòa nhà.

Như vậy, có thể thấy HMI Schneider là thiết bị đa dụng, rất hữu ích và thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Hy vọng trong thời gian tới, sản phẩm chất lượng này có thể nâng cao độ phổ biến của mình ở nhiều lĩnh vực hơn. Hãy theo dõi Thanh Thiên Phú để không bỏ lỡ các bài viết tiếp theo bạn nhé!

Bài viết liên quan

Cách kết nối HMI Weintek với máy tính đơn giản

HMI là thiết bị ra đời nhằm tự động hóa các khâu trong sản xuất, [...]

Xem tiếp
HMI Panasonic – Màn hình HMI hiện đại

Panasonic từ lâu đã được biết đến là thương hiệu điện tử với chất lượng [...]

Xem tiếp
Đánh giá màn hình HMI Inovance IT7000 có tốt không?

Inovance là một trong những hãng sản xuất HMI uy tín, được ưa chuộng sử [...]

Xem tiếp
Tổng quan về HMI Components

HMI Components là một thuật ngữ đã được nhắc đến khá nhiều trong các bài [...]

Xem tiếp
Lập trình HMI có khó không? Hướng dẫn chi tiết

HMI là một thiết bị có tính ứng dụng cao, được ưa chuộng trong nhiều [...]

Xem tiếp

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *