Tổng quan về HMI Components

HMI Components là một thuật ngữ đã được nhắc đến khá nhiều trong các bài viết về HMI. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi phân tích các nội dung liên quan đến thuật ngữ này nhé!

HMI Components là gì?

HMI là một thiết bị giao tiếp giữa người và máy nhằm mục đích tự động hóa các khâu trong vận hành, giám sát. HMI được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp đến khu thương mại dịch vụ. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất HMI lớn, đến từ các quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Vậy HMI Components là gì? Mới nghe qua, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng đây là 1 sản phẩm HMI của thương hiệu Components. Nhưng thực ra không phải vậy. “Components” trong tiếng Anh có nghĩa là “thành phần”. Thuật ngữ này được hiểu là thành phần, cấu tạo cơ bản của một HMI, là điều mà hầu như mọi HMI đều có để mang tới hoạt động ổn định, không phân biệt hãng sản xuất.

Thuật ngữ HMI Components
Thuật ngữ HMI Components

Thành phần HMI bao gồm những gì?

HMI cơ bản sẽ gồm ba phần như sau:

Phần cứng

Là những bộ phận vật lý hữu hình mà bạn có thể trực tiếp nhìn được, chạm vào được, có hình khối rõ ràng. Bao gồm các bộ phận như màn hình, chip, thiết bị lưu nhớ như ROM, RAM, EEPROM/Flash,…

Phần mềm

Được hiểu là những công cụ có thể được lưu trữ và chạy được bằng phần cứng. Sở dĩ phần cứng được gọi là “cứng” vì nó đã được sản xuất với hình khối mặc định, cứng nhắc với các thay đổi hoặc sửa đổi. Còn phần mềm thì dễ dàng cập nhật, thay đổi, làm mới. Phần mềm của HMI thường gồm các công cụ xây dựng, lập trình, hàm – lệnh, đối tượng, công cụ nạp xuất chương trình và kết nối, mô phỏng.

Phần mềm HMI
Phần mềm HMI

Phần truyền thông

Hay còn gọi là phần kết nối, giúp HMI liên kết được với các thiết bị khác để đa nhiệm hóa chức năng của mình. Phần truyền thông thường bao gồm các cổng RS232, RS485, Ethernet, USB thông qua giao thức Mobus, PPI, CANbus, Profibus.

Công nghệ càng phát triển thì HMI Components càng có những thay đổi đáng kể hơn. Có thể nhận thấy rõ ràng qua hiệu suất hoạt động của những HMI hiện đại. Việc cải tiến HMI luôn hướng tới sự đơn giản và trực quan. Chính vì thế, HMI có thể thực hiện những tác vụ phức tạp mà vẫn đưa đến tính chính xác cao.

Các thông số cần biết về HMI

Một thiết bị luôn có rất nhiều thông số để giúp người dùng bước đầu đánh giá. Khi mua HMI, bạn cần quan tâm nhất tới các thông số sau:

Kích thước màn hình

Kích thước màn hình của HMI thường dao động từ 7 đến 15 inch, đo theo đường chéo màn hình. Một vài hãng sản xuất có thể cho ra đời loại kích thước nhỏ hoặc lớn hơn mức trung bình. Màn hình HMI càng lớn thì lượng thông tin hiển thị càng nhiều, phạm vi quan sát được nới rộng. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm tới các chỉ số về màu sắc và độ phân giải của HMI. Nếu lắp đặt ngoài trời, cần xem cả chỉ số chống chói và chống nước, chống bụi có ở mức khả quan không.

Kích thước màn hình HMI
Kích thước màn hình HMI

Dung lượng bộ nhớ

Bộ nhớ của HMI cũng giống như một căn nhà vậy. Khi chúng ta mới chuyển đến, nó có vẻ rất rộng rãi. Nhưng theo thời gian, nhu cầu tích trữ đồ ngày càng cao khiến không gian dần trở nên chật chội. Bởi vậy, bạn nên đầu tư cho sản phẩm HMI có dung lượng bộ nhớ lớn ngay từ đầu. Các thông số cần quan tâm là bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu. Chúng phụ thuộc vào số lượng tối đa của biến số, số lượng Screen và dung lượng lưu trữ thông tin như history data, hình ảnh, backup,…

Xem thêm danh mục bán chạy: Màn hình HMI Siemens

Phân loại bàn phím

Dựa vào tiêu chí phân loại là bàn phím, HMI có hai loại là cảm ứng và cơ học. Xét về mặt bằng chung, loại bàn phím cảm ứng được đánh giá cao hơn vì phù hợp với xu thế chung của thời đại, dễ thao tác và sử dụng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cân nhắc mua tích hợp cả 2 loại. Chúng sẽ giúp mở rộng thao tác vận hành, đưa đến trải nghiệm toàn diện hơn.

Bàn phím HMI
Bàn phím HMI

Khả năng kết nối

Kiểm tra các cổng kết nối để xác định khả năng HMI có thể liên kết với các thiết bị nào. Điều này rất quan trọng, vì nó có ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng về sau có tiện lợi, thông minh hay không. Bạn hãy xem các thông tin về cổng mở rộng Printer, USB, CF card, SD card,…

Thời hạn bảo hành

Thời hạn bảo hành không phải thông số kỹ thuật của sản phẩm, nhưng cũng là điều cần cân nhắc. Nên lựa chọn những loại HMI có thời hạn bảo hành lâu dài, nhà sản xuất hoặc đại lý cung cấp có những chính sách hậu mãi. Giúp hỗ trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng HMI.

Tổng kết

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu về HMI Components. Hy vọng lời giải đáp này đã làm thỏa mãn những thắc mắc, băn khoăn của bạn. Và đừng quên truy cập website của Thanh Thiên Phú mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bài viết liên quan

Cách kết nối HMI Weintek với máy tính đơn giản

HMI là thiết bị ra đời nhằm tự động hóa các khâu trong sản xuất, [...]

Xem tiếp
HMI Panasonic – Màn hình HMI hiện đại

Panasonic từ lâu đã được biết đến là thương hiệu điện tử với chất lượng [...]

Xem tiếp
HMI Schneider là gì? Những kiến thức cần biết

HMI là một thiết bị đã khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Ngày [...]

Xem tiếp
Đánh giá màn hình HMI Inovance IT7000 có tốt không?

Inovance là một trong những hãng sản xuất HMI uy tín, được ưa chuộng sử [...]

Xem tiếp
Lập trình HMI có khó không? Hướng dẫn chi tiết

HMI là một thiết bị có tính ứng dụng cao, được ưa chuộng trong nhiều [...]

Xem tiếp

Sản phẩm nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *