Với những bạn mới tiếp cận với PLC chắc hẳn đều thắc mắc ngôn ngữ lập trình PLC là gì? Vậy hiện nay trên thị trường có những loại ngôn ngữ lập trình nào? Hãy cùng Thanh Thiên Phú chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình PLC là gì?
Như các bạn đều biết PLC là cụm từ viết tắt cho Programmable Logic Controller. Dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là “Bộ điều khiển logic có thể lập trình”. Công cụ này được sử dụng để điều khiển máy móc làm việc theo ý muốn.
Chính vì thế, để giao tiếp và điều khiển máy con người sẽ cần sử dụng ngôn ngữ lập trình PLC. Đây là tổng hợp những thuật ngữ để con người thiết lập thuật toán và điều khiển các thiết bị PLC.
Hiện nay, ngôn ngữ lập trình máy PLC có ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực điều khiển tự động hóa. Kéo theo đó là rất nhiều loại ngôn ngữ ra đời để hỗ trợ khách hàng.
Để tìm hiểu thêm về những ngôn ngữ lập trình cho PLC phổ biến nhất hãy cùng theo dõi mục tiếp theo của bài viết.
Những ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến nhất hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, các hãng đã phát triển ra vô số ngôn ngữ lập trình. Dưới đây là những ngôn ngữ phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.
Ngôn ngữ lập trình LAD
LAD được viết đầy đủ là Ladder Diagram là ngôn ngữ lập trình đầu tiên của IEC 61131-3 dùng để điều khiển rơ le có dây cứng. Đồng thời đây cũng là loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Sở dĩ gọi là LAD là bởi vì ngôn ngữ này được lập trình với cấu trúc tương tự nấc thang. Thế nên ngôn ngữ lập trình PLC LAD còn có tên gọi khác là sơ đồ bậc thang.
Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình này là đơn giản, trực quan, dễ hiểu và dễ dàng phát hiện lỗi. Hơn nữa, ngôn ngữ có cấu trúc bậc thang hỗ trợ theo dõi và làm việc thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, LAD cũng có nhược điểm nhất định vì không có một số hướng dẫn sử dụng. Điều này có thể khiến người dùng gặp khó khăn khi lập trình chuyển đọng và phân luồng.
Ngôn ngữ lập trình FBD
Bên cạnh LAD thì ngôn ngữ FBD cũng là được sử dụng phổ biến không kém. FBD có tên đầy đủ là Function Block Diagram hay tên gọi khác là sơ đồ khối chức năng. Ngôn ngữ này cho phép người dùng lập trình trực quan với dòng chảy của quá trình chuyển đổi hợp lý.
Không chỉ vậy, ngôn ngữ lập trình PLC FBD cũng là ngôn ngữ lập trình dạng đồ họa. Các mạch logic sẽ được hiển thị thông minh theo khoa học để cho khách hàng có được cái nhìn toàn diện nhất.
Tuy nhiên điểm khác biệt đó là khi lập trình PLC bằng ngôn ngữ FBD sẽ cho phép xem các lệnh như hộp logic và không tiếp điểm. Các chương trình logic sẽ được tạo ra thông qua kết nối các hộp.
Dẫu vậy, nhược điểm của ngôn ngữ FBD đó là khó có thể khắc phục lỗi hơn. Nếu là người mới làm việc thì sẽ khó phát hiện và khắc phục lỗi khi lập trình.
Ngôn ngữ lập trình STL
Khác với LAD hay FBD thì ngôn ngữ lập trình STL cho PLC được thiết kế dựa trên nền tảng văn bản. Chương trình được thể hiện dưới dạng các câu lệnh thay vì hiển thị đồ họa như các ngôn ngữ trước đó.
Cấu trúc lập trình của STL tương tự khi lập trình Basic hoặc C nên có khả năng vận hành nhanh hơn và dùng ít dung lượng hơn. Thêm vào đó, các ngôn ngữ lập trình PLC khác cũng đều sử dụng STL để lập trình nâng cao với những thành phần đặc biệt.
Ngoài ra, ưu điểm của STL còn được thể hiện rõ ràng thông qua tính tổ chức cao có thể thực hiện các phép tính khó. Hơn nữa, ngôn ngữ còn hỗ trợ lập trình nhiều tính năng mà ngôn ngữ khác không làm được.
Cách chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp
Có phải bạn đang thắc mắc không biết mình nên chọn ngôn ngữ lập trình PLC nào? Dưới đây sẽ là những tiêu chí giúp bạn tìm ra ngôn ngữ phù hợp nhất.
Xem thêm danh mục bán chạy: PLC Siemens
Nơi làm việc của bạn
Thông thường, nếu bạn làm việc trong môi trường nhà máy hoặc phòng thí nghiệm thì sẽ ưu tiên sử dụng LAD. Tuy nhiên, ngôn ngữ này đang dần thể hiện nhiều điểm hạn chế. Các kỹ thuật viên đang chuyển sang lập trình PLC bằng ngôn ngữ C và C++.
Ứng dụng của việc lập trình của bạn
Yếu tố thứ hai mà mọi người cần cân nhắc đó là ứng dụng của việc lập trình với quá trình tự động hóa. Mỗi ngôn ngữ đều có ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng riêng. Do đó, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về ứng dụng để chọn sao cho hợp lý.
Thương hiệu PLC đang sử dụng
Một vấn đề khác đóng vai trò quan trọng không kém đó là thương hiệu PLC mà mọi người vận hành. Tùy thuộc vào từng hãng PLC mà việc sử dụng ngôn ngữ lập trình sẽ khác nhau.
Tổng kết
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về những ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến nhất. Cùng theo dõi Thanh Thiên Phú trong những bài viết kỳ tới để cập nhật thông tin hữu ích.