1. Tổng quan động cơ servo (servo motor) là gì?
Động cơ servo là một phần của hệ thống điều khiển vòng kín. Nó bao gồm một số bộ phận cụ thể là mạch điều khiển, động cơ, trục, bộ khuếch đại và encoder cũng là một thiết bị điện độc lập làm quay các bộ phận của máy với hiệu suất cao với độ chính xác cao. Trục đầu ra của động cơ này có thể được di chuyển đến một góc hoặc một vị trí với vận tốc cụ thể mà động cơ thông thường không có.
Động cơ này sử dụng một động cơ thông thường và kết hợp nó với một cảm biến để phản hồi vị trí tới bộ điều khiển (bộ phận quan trọng nhất của thiết bị được thiết kế để đặc biệt sử dụng cho mục đích này)
Xem thêm: Bảng giá biến tần Siemens
2. Các loại động cơ servo phổ biến
Động cơ servo được phân loại dựa trên ứng dụng của chúng. Chẳng hạn như động cơ servo AC và động cơ servo DC.Có ba điểm chính để đánh giá động cơ này. Đầu tiên là dựa trên loại dòng điện của trực AC hoặc DC, thứ hai là động cơ có sử dụng chổi than hay không, thứ ba là động cơ đồng bộ hay không đồng bộ.
2.1. Động cơ servo AC và DC là gì?
Điểm quan trọng đầu tiên của động cơ servo AC hoặc DC là phân loại cơ bản nhất của động cơ dựa trên loại dòng điện mà nó sẽ sử dụng. Sự khác biệt cơ bản giữa động cơ AC và DC là ở khả năng kiểm soát tốc độ với động cơ điện DC tốc độ tỉ lệ thuận với điện áp cung cấp khi tải không đổi. Còn đối với động cơ xoay chiều AC tốc độ được xác định bởi tần số của điện áp đặt đầu vào và số lượng cực từ.
Động cơ AC chịu được dòng điện cao hơn và được sử dụng phổ biến hơn trong các ứng dụng servo như với robot sản xuất trong dây chuyền và các ứng dụng công nghiệp khác khác đòi hỏi số lần lặp lại cao và độ chính xác cao.
>>> Xem thêm: Sản phẩm: Màn hình HMI KTP400 BASIC – 6AV2123-2DB03-0AX0
2.2. Động cơ có chổi than hoặc không có chổi than
Tiếp theo là động cơ có chổi than và động cơ không chổi than.
Động cơ có chổi than: Động cơ này sử dụng chổi than và bộ phận commutator để chuyển đổi hướng dòng điện trong cuộn dây, tạo ra chuyển động quay.
Chổi than là bộ phận tiếp xúc với commutator, giúp cung cấp điện và tạo ra chuyển động quay. Tuy nhiên, chổi than cần được bảo dưỡng thường xuyên vì chúng có xu hướng mài mòn và gây ra nhiễu trong quá trình hoạt động.
Động cơ không chổi than: Động cơ này sử dụng cuộn dây và cảm ứng từ để tạo ra chuyển động quay. Động cơ không chổi than không cần bảo dưỡng thường xuyên như động cơ có chổi than, vì nó không có bộ phận nào tiếp xúc và mài mòn. Ngoài ra nó thường ít tốn kém thần và vận hành đơn giản hơn trong khi thiết kế không chổi than đáng tin cạy hơn, hiệu suất cao hơn và ít tiếng ồn hơn.
Xem thêm: Biến tần Siemens là gì? Tổng quan SINAMICS Siemens
2.3 Động cơ servo đồng bộ và không đồng bộ
Phân loại cuối cùng là động cơ này sẽ sử dụng trong trường quay đồng bộ hay không đồng bộ. Trong khi động cơ điện DC thường được phân loại là có chổi than hoặc không chổi than thì động cơ điện AC thường được phân biệt Bằng tốc độ quay của từ trường và rotor đồng bộ hoặc không đồng bộ.
Động cơ AC đồng bộ: Trong động cơ AC tốc độ được xác định bởi tần số của điện áp cùng cấp và số lượng cực từ. Tốc độ này được hiểu là tốc độ đồng bộ do đó trong động cơ đồng bộ rotor quay cùng tốc độ với từ trường quay của stator.
Động cơ AC không đồng bộ: Tuy nhiên trong động cơ không đồng bộ thường được gọi là động cơ cảm ứng. Roto quay với tốc độ chậm hơn từ trường quay của stator. Tuy nhiên tốc độ của động cơ không đồng bộ có thể thay đổi bằng cách sử dụng một số phương pháp điều khiển như thay đổi số cực và thay đổi tần số của nguồn điện cung cấp cho động cơ.
3. Nguyên lý hoạt động
Động cơ servo được thiết kế để hoạt động trong các hệ thống điều khiển vòng kín, nơi mà tín hiệu phản hồi về tốc độ và vị trí của động cơ thông qua mạch điều khiển. Nếu chuyển động của động cơ bị ngăn cản, cơ cấu phản hồi sẽ phát hiện và thông báo cho mạch điều khiển về sự chênh lệch vị trí. Mạch điều khiển sẽ điều chỉnh và chỉnh sửa lỗi để đạt được vị trí chính xác. Các động cơ này được điều khiển bằng liên lạc vô tuyến thường được gọi là động cơ servo RC (radio-controlled)
>>> Xem thêm: Sản phẩm Bộ lập trình PLC Siemens
4. Ứng dụng
Các ứng dụng động cơ sơ vào được áp dụng trong nhiều hệ thống và sản phẩm công nghiệp và thương mại. chẳng hạn như với robot trong đó động cơ servo vào được sử dụng ở các khớp của robot để thực hiện góp chuyển động chính xác của nó.
5. Địa điểm phân phối động cơ đầy đủ chủng loại, chính hãng và giá tốt nhất
Liên hệ ngay Đại lý Siemens tại Việt Nam chuyên phân phối thiết bị điện Siemens – Công ty Thanh Thiên Phú nếu quý khách mong muốn được tư vấn thêm hoặc đặt hàng
- Hotline: 0812.778899
- Chat trực tiếp với đội ngũ bán hàng thân thiện: https://www.facebook.com/thanhthienphuvn
- Email: info@thanhthienphu.vn
- Hoặc đặt hàng trực tiếp trên Website của Đại lý Siemens – Công ty Thanh Thiên Phú.
Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về động cơ tại link này.